Kiến thức đầu tư ✅ (Đã xác minh)

Chu kỳ kinh doanh là gì? Nguyên nhân & Các giai đoạn 2023 (Chi tiết)

Chu kỳ kinh doanh là gì? Hiểu đúng về chu kỳ kinh doanh để đầu tư hiệu quả

Có thể bạn đã nghe tin tức rằng nền kinh tế của một số quốc gia đang trải qua một cuộc suy thoái. Cũng có thể bạn đã nghe nói rằng nền kinh tế của một số quốc gia đang phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ sau khủng hoảng. Những điều này đều là đặc trưng của chu kỳ kinh doanh.

Hiểu về chu kỳ kinh doanh là gì cùng các yếu tố xoay quanh có thể khiến các nhà đầu tư nắm bắt được thời cơ quý giá để đầu tư sinh lời Cùng Neufie.edu.vn đọc để tìm hiểu thêm nhé!

Chu kỳ kinh doanh được hiểu như thế nào?

Chu kỳ kinh doanh (Business Cycle) hay chu kỳ kinh tế (Economic Cycle) là một chu kỳ vòng lặp thể hiện sự biến động một nền kinh tế theo 4 giai đoạn: Phục hồi -> hưng thịnh -> suy thoái -> khủng hoảng.

Nó giải thích cho sự mở rộng hay thu hẹp trong hoạt động kinh tế của một quốc gia qua theo thời gian.

Minh họa sơ đồ chu kỳ kinh doanh
Minh họa sơ đồ chu kỳ kinh doanh

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), lãi suất, tổng số việc làm và chi tiêu của người tiêu dùng là các yếu tố có thể giúp xác định giai đoạn chu kỳ kinh tế hiện tại.

Chu kỳ kinh doanh từ đâu mà có?

Hàng loạt yếu tố được các nhà kinh tế coi là nguyên nhân có thể tạo ra một chu kỳ kinh doanh. Tôi sẽ đề cập đến các yếu tố ấy dưới đây:

1. Những đổi mới bất thường:

Khi những công nghệ mới xuất hiện, các hoạt động kinh tế mới cũng xuất hiện.

Ví dụ: Các phát minh về máy tính, điện thoại và internet, tất cả đều là những tiến bộ quan trọng trong truyền thông phát triển ngành nghề kinh doanh online, mua sắm trực tuyến,… Gần đây nhất là sự phát triển vượt bậc của AI.

Sự phát triển vượt bậc của AI đã tạo ra một bước đột phá trong nền kinh tế
Sự phát triển vượt bậc của AI đã tạo ra một bước đột phá trong nền kinh tế

Hay việc phát minh máy bay đã tạo ra một phân khúc kinh doanh mới trong ngành vận tải. Những phát minh hiện đại ra đời kéo theo sự gia tăng đầu tư và tiêu dùng, đồng thời gây ra những biến động trong chu kỳ kinh doanh.

Việc phát minh máy bay đã tạo ra một phân khúc kinh doanh mới trong ngành vận tải
Việc phát minh máy bay đã tạo ra một phân khúc kinh doanh mới trong ngành vận tải

2. Năng suất thay đổi:

Năng suất tăng sẽ dẫn đến sự gia tăng sản lượng vì nền kinh tế đang sản xuất nhiều hơn. Những thay đổi về năng suất có thể xảy ra do những thay đổi nhanh chóng về nguồn lực sẵn có hoặc thay đổi về công nghệ.

Năng suất tăng hay giảm đều tác động đến nền kinh tế
Năng suất tăng hay giảm đều tác động đến nền kinh tế

Chẳng hạn, nếu một ngành có được công nghệ mới hơn, rẻ hơn giúp ngành đó tăng sản lượng lên gấp đôi so với trước đó, thì sự thay đổi này có thể gây ra biến động trong chu kỳ kinh doanh.

3. Yếu tố tiền tệ:

Điều này liên quan trực tiếp đến việc in tiền. Khi ngân hàng trung ương của đất nước in nhiều tiền hơn dự kiến, kết quả là lạm phát xảy ra.

Số lượng tiền in ra quá nhiều sẽ dẫn đến lạm phát
Số lượng tiền in ra quá nhiều sẽ dẫn đến lạm phát

Bởi khi càng có nhiều tiền được in, các hộ gia đình càng có nhiều tiền hơn để chi tiêu. Vì tiền được in ra ngoài dự kiến nên không có đủ nguồn cung hàng hóa và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

Điều này sẽ khiến các doanh nghiệp tăng giá hàng hóa và dịch vụ của họ. Ngược lại, giảm phát sẽ ập đến nếu ngân hàng trung ương đột ngột giảm số lượng tiền in ra.

4. Các sự kiện chính trị:

Chẳng hạn như chiến tranh, hoặc thậm chí là sự thay đổi bộ máy nhà nước sau một cuộc bầu cử,… Có thể gây ra một chu kỳ kinh doanh.

Bầu cử đại biểu Quốc hội sẽ tạo ra một bộ máy nhà nước mới
Bầu cử đại biểu Quốc hội sẽ tạo ra một bộ máy nhà nước mới

Ví dụ: Chính phủ mới ra quyết định in hoặc chi nhiều tiền hơn bất ngờ so với chính phủ trước đó, thì một sự biến động trong hoạt động kinh tế sẽ xảy ra.

5. Sự bất ổn về tài chính:

Giá tài sản tăng và giảm đột ngột có thể dẫn đến mất hoặc tăng niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp. Nếu người tiêu dùng mất niềm tin, nhu cầu về tài sản sẽ sụt giảm đáng kể ngoài dự kiến, điều này sẽ gây ra sự biến động trong hoạt động kinh tế.

Chu kỳ kinh doanh mang lại ý nghĩa ra sao?

Hiểu về chu kỳ kinh doanh có thể giúp các nhà đầu tư và doanh nghiệp xác định thời cơ đầu tư và rút vốn, vì mỗi chu kỳ đều tác động đến cổ phiếu và trái phiếu cũng như lợi nhuận và thu nhập của công ty.

Chu kỳ kinh doanh bao gồm những giai đoạn nào?

Như tôi đã nói ở trên, một chu kỳ kinh doanh sẽ trải qua 4 giai đoạn. Tôi sẽ nêu ra 4 giai đoạn của chu kỳ kinh doanh và các đặc điểm nổi bật của những giai đoạn đó dưới đây:

1. Giai đoạn phục hồi

Trong giai đoạn phục hồi, nền kinh tế dần khỏe mạnh và vượt qua bạo bệnh
Trong giai đoạn phục hồi, nền kinh tế dần khỏe mạnh và vượt qua bạo bệnh

Trong quá trình phục hồi, mở rộng, nền kinh tế dần vượt qua bạo bệnh, tăng trưởng tương đối nhanh, sản xuất tăng, lãi suất có xu hướng thấp.

Các chỉ số kinh tế liên quan đến tăng trưởng như: việc làm và tiền lương, tổng cầu, lợi nhuận và sản lượng của công ty, nguồn cung hàng hóa và dịch vụ,… Có xu hướng tăng bền vững trong suốt giai đoạn mở rộng.

Dòng tiền chảy qua nền kinh tế ổn định. Tuy nhiên, sự gia tăng cung tiền có thể thúc đẩy lạm phát trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế.

2. Giai đoạn đỉnh – hưng thịnh

Khi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đạt mức tối đa thì nền kinh tế đó bước vào giai đoạn hưng thịnh.

Các chỉ số kinh tế có thể ổn định trong một thời gian ngắn trước khi chuyển sang xu hướng giảm
Các chỉ số kinh tế có thể ổn định trong một thời gian ngắn trước khi chuyển sang xu hướng giảm

Tăng trưởng đạt đỉnh thường tạo ra một số mất cân đối trong nền kinh tế, cần được điều chỉnh sao cho hợp lý.

Do đó, các doanh nghiệp có thể đánh giá lại ngân sách và chi tiêu của mình khi họ tin rằng chu kỳ kinh tế đã đạt đến đỉnh điểm.

3. Giai đoạn suy thoái

Khi suy thoái “gõ cửa” một quốc gia, nền kinh tế của quốc gia đó sẽ tăng trưởng chậm lại, việc làm giảm và giá cả đình trệ. Khi nhu cầu giảm, các doanh nghiệp có thể không điều chỉnh mức sản xuất ngay lập tức, dẫn đến thị trường quá bão hòa với nguồn cung dư thừa và giá cả sẽ giảm. Nếu nền kinh tế tiếp tục co lại, giai đoạn suy thoái có thể biến thành khủng hoảng.

Nguồn cung lớn trong khi nhu cầu tiêu dùng giảm sút mạnh mẽ sẽ khiến thị trường bão hòa 
Nguồn cung lớn trong khi nhu cầu tiêu dùng giảm sút mạnh mẽ sẽ khiến thị trường bão hòa

4. Giai đoạn đáy – khủng hoảng

Tình trạng khủng hoảng xảy ra khi nền kinh tế chạm đáy, với cung và cầu chạm đáy trước khi phục hồi. Tình trạng này trong chu kỳ thể hiện một nền kinh tế đang bước vào giai đoạn “khó khăn chồng chất khó khăn” với các tác động tiêu cực từ chi tiêu và thu nhập trì trệ.

Cách đầu tư hiệu quả theo từng giai đoạn của chu kỳ kinh doanh

Khi nền kinh tế phục hồi, người tiêu dùng tin tưởng rằng việc làm sẽ ổn định và thu nhập được đảm bảo. Do đó, họ chi tiêu nhiều hơn, dẫn đến nhu cầu tăng lên, khiến các doanh nghiệp thuê thêm nhân viên và tăng chi tiêu vốn để đáp ứng nhu cầu đó.

Khi nền kinh tế bước vào giai đoạn phục hồi, thị trường chứng khoán sẽ tăng
Khi nền kinh tế bước vào giai đoạn phục hồi, thị trường chứng khoán sẽ tăng

Các nhà đầu tư sẽ rót vốn nhiều hơn vào tài sản, làm tăng giá cổ phiếu. Từ đó, giá hàng hóa, cổ phiếu, chứng khoán,… Sẽ tăng. Vì vậy, bạn có thể chọn các khoản đầu tư của mình một cách khôn ngoan và bán những cổ phiếu đã mua ở giai đoạn khủng hoảng vào giai đoạn này.

Ngành công nghiệp có dấu hiệu tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn phục hồi
Ngành công nghiệp có dấu hiệu tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn phục hồi

Tại giai đoạn phục hồi, các ngành thuộc lĩnh vực: xây dựng, vật liệu, công nghiệp, công nghệ,… Có dấu hiệu tăng trưởng mạnh mẽ. Nếu bạn lựa chọn mã cổ phiếu nằm trong những ngành này thì sẽ có cơ hội sinh lời hấp dẫn.

Lạm phát khủng khiếp từng xảy ra ở Zimbabwe vào năm 2008
Lạm phát khủng khiếp từng xảy ra ở Zimbabwe vào năm 2008

Khi lãi suất tăng nhanh, lạm phát tăng quá nhanh hoặc khủng hoảng tài chính xảy ra, nền kinh tế bước vào giai đoạn suy thoái và có thể tồi tệ hơn là khủng hoảng. Niềm tin của người tiêu dùng sẽ theo đó mà suy giảm. Họ sẽ kiệm tiền nhiều hơn là chi tiêu, làm giảm nhu cầu tiêu dùng trên thị trường.

Các doanh nghiệp phải cắt giảm sản xuất và sa thải nhân viên khi doanh số bán hàng của họ cạn kiệt. Các nhà đầu tư bán cổ phiếu để tránh làm giảm giá trị danh mục đầu tư của họ, khiến giá cổ phiếu giảm sâu.

Một nhân viên bị sa thải vì công ty cắt giảm nhân sự
Một nhân viên bị sa thải vì công ty cắt giảm nhân sự

Trong thời kỳ suy thoái và khủng hoảng, bạn có thể mua vào cổ phiếu và hàng hóa với giá rẻ bới chúng bị rớt giá và các nhà đầu tư ồ ạt bán cổ phiếu. Chờ đến khi nền kinh tế bước vào giai đoạn phục hồi, bạn bán ra là kiếm được một món hời rồi!

Ở giai đoạn khủng hoảng, các nhóm ngành như: tài chính ngân hàng, logistic,… Sẽ được nhà nước hỗ trợ, bơm tiền để phục hồi, bởi các ngành nghề này khỏe mạnh sẽ kéo theo sự tăng trưởng của các ngành khác.

Nên chọn các mã bluechip của lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán,.. ở giai đoạn khủng hoảng
Nên chọn các mã bluechip của lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán,.. ở giai đoạn khủng hoảng

Vì thế, khi nền kinh tế ở giai đoạn này, bạn nên lựa chọn các mã cổ phiếu bluechip thuộc các lĩnh vực như: ngân hàng, chứng khoán, logistic,… Khả năng thắng sẽ cao hơn.

Thời kỳ đạt đỉnh hưng thịnh cũng chính là thời cơ thích hợp nhất để bán ra cổ phiếu. Bạn có thể chuyển sang các khoản đầu tư an toàn, chẳng hạn như quỹ hoặc tài khoản thị trường tiền tệ, trái phiếu kho bạc và tín phiếu, tài khoản tiết kiệm,… Có lãi suất cao.

Khi nền kinh tế hưng thịnh, mức sống của người dân được nâng cao, tiền bạc dư dả sẽ kéo theo nhu cầu về du lịch, làm đẹp, chăm sóc sức khỏe,… Tăng lên.

Vì vậy, những ngành như: trang sức, kim loại, năng lượng, du lịch, y tế… Thường tăng trưởng mạnh mẽ. Bạn nên chú ý đến những cổ phiếu nằm trong các ngành này để nghiên cứu đưa vào danh mục đầu tư của mình.

Lời kết:

Tôi đã giải thích chu kỳ kinh doanh là gì, các nguyên nhân tạo nên một chu kỳ kinh doanh cũng như các giai đoạn của nó và cách để đầu tư hiệu quả ở từng chu kỳ. Hy vọng rằng bạn sẽ xác định chu kỳ kinh doanh một cách hiệu quả, cân nhắc kỹ lưỡng nếu có ý định đầu tư sinh lời.

5/5 - (51 bình chọn)

Hường Nguyễn

Chào mừng mọi người đến với khu vườn tài chính của Hường Nguyễn. Đây là nơi tôi dành trọn tâm huyết để ươm trồng 2 giống cây chủ yếu về tài chính là kinh doanh và đầu tư. Với niềm đam mê về tài chính và trải nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, tôi luôn cố gắng đưa ra những phân tích chính xác, cập nhật các xu hướng mới và chia sẻ những kinh nghiệm thực tế để giúp cộng đồng đầu tư và kinh doanh phát triển, đạt được sự thành công bền vững. Tại trang web của tôi, bạn sẽ tìm thấy những bài viết chất lượng, hướng dẫn chi tiết và các công cụ hữu ích để hỗ trợ việc đưa ra những quyết định thông minh trong việc quản lý tài chính cá nhân. Tôi hy vọng rằng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp bạn xây dựng cơ hội đầu tư tốt hơn và đạt đến mục tiêu tài chính của mình. Hãy cùng nhau khám phá và chia sẻ kiến thức về đầu tư, kinh doanh và quản lý tài chính để rút ngắn khoảng cách trên con đường tiến tới tự do tài chính nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Những bài viết liên quan

Back to top button