Tất toán là gì? Các hình thức phổ biến & Cách phân biệt với đáo hạn ✅
Bạn đã tìm hiểu về “tất toán là gì?” ở nhiều bài viết nhưng chúng thật khó hiểu và khiến bạn hoang mang?
Vậy thì bạn dừng chân đúng chỗ rồi đấy! Bài viết này Neufie.edu.vn sẽ cung cấp cho bạn những khái niệm dễ hiểu, đầy đủ nhất về “tất toán là gì?” và những thuật ngữ liên quan. Cùng theo dõi nhé!
Tất toán là gì?
Tất toán là kết thúc cuộc giao dịch nào đó giữa ngân hàng và khách hàng khi hợp đồng hai bên hết hạn. Khi thực hiện tất toán, điều này nghĩa là giữa khách hàng và ngân hàng đã thanh toán đầy đủ các khoản vay, nợ cho bên còn lại. Hiểu nôm na là hai bên “không còn nợ nhau”.

Ví dụ: Bạn vay tiền ngân hàng và phải trả cả gốc lẫn lãi theo kỳ hạn như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Khi trả hết số tiền bạn đã vay cùng với số lãi phát sinh, bạn đã tất toán khoản nợ với ngân hàng.
Các hình thức tất toán phổ biến nhất hiện nay
Có nhiều hình thức tất toán, phổ biến là các loại sau:
1. Tất toán tài khoản tiết kiệm
Bạn ra ngân hàng gửi một số tiền vào tài khoản tiết kiệm cá nhân. Khi cần đến số tiền ấy, bạn ra ngân hàng đó rút tiền về (bao gồm cả gốc lẫn lãi), việc này được gọi là tất toán tài khoản tiết kiệm. Việc tất toán này có hai hình thức, bao gồm:
- Tất toán tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn: Khách hàng sẽ nhận lại cả gốc lẫn lãi sau khi tất toán tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn từ 03 – 36 tháng.
- Tất toán tài khoản tiết kiệm không kỳ hạn: Khách hàng được quyền tất toán bất kỳ lúc nào.

2. Tất toán khoản vay
Thời hạn vay sẽ được ngân hàng quy định cụ thể trong hợp đồng và được thống nhất giữa các bên. Khi bạn thanh toán tất cả các khoản nợ trong hợp đồng vay mà chưa đến kỳ hạn trả nợ thì được gọi là tất toán khoản vay trước kỳ hạn. Lúc này, bạn sẽ phải chịu phí phá vỡ hợp đồng, tùy thuộc vào ngân hàng và thời gian tất toán của bạn, thường là 2% – 5%. Vì vậy, cần nắm rõ điều này để tránh các khoản phí phát sinh.

Rõ ràng trả nợ trước cả thời hạn vay mà lại bị phạt. Tại sao lại như vậy?
Thứ nhất, tất toán khoản vay trước hạn nằm ngoài dự tính của ngân hàng, dòng tiền của tổ chức tín dụng cũng theo đó mà bị ảnh hưởng.
Thứ hai, ngân hàng hoặc công ty tài chính cho vay để lấy lãi làm lợi nhuận. Ví dụ, lãi sẽ được tính theo tháng, nhưng khi khách hàng tất toán sớm thì ngân hàng sẽ không có lãi. Do đó, các tổ chức tín dụng sẽ thất thu một khoản lợi nhuận béo bở. Điều này giải thích lý do cho phí phạt khi khách hàng yêu cầu tất toán hồ sơ vay tiền trước kỳ hạn.
3. Tất toán tài khoản
Khi không muốn sử dụng tài khoản nữa, bạn sẽ ra ngân hàng thực hiện tất toán để đóng nó lại. Tất nhiên, tiền trong tài khoản sẽ được rút về và tài khoản đó sẽ đóng băng khi bạn tất toán.

Có 2 loại tất toán tài khoản:
Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn: Đúng hạn, khách hàng được rút tiền gốc và lãi và có quyền yêu cầu đóng tài khoản.
Lưu ý: Lãi suất của tiền gửi có kỳ hạn cao hơn lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Nếu bạn tất toán tài khoản khi chưa đến kỳ hạn thì số lãi sẽ được tính theo tiền gửi không kỳ hạn.
Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn: Khách hàng được rút tiền bất cứ lúc nào theo mong muốn của bản thân mà không cần quan tâm đến kỳ hạn. Sau đó, tài khoản này sẽ được tất toán.
4. Thủ tục, hồ sơ tất toán cần thiết
Sau đây là một số giấy tờ cần thiết cho thủ tục tất toán:
- CCCD
- Hợp đồng cần tất toán (hợp đồng vay, sổ tiết kiệm,…)
- Hộ khẩu/KT3 (nếu có)
- Các giấy tờ khác theo yêu cầu của ngân hàng

5. Quy trình tất toán
Để thực hiện tất toán các khoản tín dụng, bạn cần thực hiện các bước cơ bản sau:
- Bước 1: Kiểm tra các khoản vay, nhận bao gồm tiền gốc, tiền lãi, các khoản phí…
- Bước 2: Tất toán với ngân hàng, đối chiếu số liệu, xác định khoản tiền cần tất toán
- Bước 3: Rút tiền (đối với tiết kiệm) hoặc nạp tiền (đối với vay vốn)
- Bước 4: Thanh lý hợp đồng, xác nhận hoàn tất quá trình tất toán
- Bước 5: Giải ngân, xóa thế chấp tài sản (đối với các khoản vay vốn).
Hướng dẫn cách Phân biệt tất toán và đáo hạn
Hai thuật ngữ này liên quan mật thiết và chặt chẽ với nhau. Hiểu một cách đơn giản nhất, tất toán là khi bạn trả nợ xong và kết thúc hợp đồng; còn đáo hạn là khi bạn trả xong khoản vay và tiếp tục vay vốn.
Khi đã đến hạn phải trả cho ngân hàng trong hợp đồng vay vốn, nhưng bạn chưa có đủ khả năng chi trả, đáo hạn là một hình thức tối ưu để được gia hạn thêm thời gian cho bạn xoay xở, không bị liệt kê vào nợ xấu. Hình thức này cũng được nhiều người đi vay sử dụng với mục đích nêu trên.
Tuy nhiên, đáo hạn có thể dẫn đến trường hợp đảo nợ. “Đảo nợ là việc thực hiện huy động vốn vay mới để trả trước một phần hoặc toàn bộ khoản nợ cũ”. (Khoản 8 Điều 3 Nghị định số 94/2018/NĐ-CP).
Ví dụ: Anh X đã vay ngân hàng 5 tỷ với thời hạn 1 năm nhưng đến ngày tất toán, anh không có khả năng chi trả.
Lo sợ rằng khoản nợ ấy sẽ trở thành nợ xấu và bị thu hồi tài sản, anh đã vay 5 tỷ ở một tổ chức tín dụng khác để trả nợ cho ngân hàng kia. Sau đó, anh tiếp tục vay thêm 5 tỷ nữa với thời hạn 1 năm ở chính ngân hàng ban đầu và dùng số tiền ấy để trả nợ cho tổ chức tín dụng kia. Nhờ vậy, thời hạn vay của anh X được gia hạn thêm 1 năm.

Đảo nợ thường diễn ra khi khách hàng không đủ khả năng chi trả. Từ đó, có khả năng cao họ sẽ tìm đến các tổ chức tín dụng đen, vay “nóng” với số tiền lãi ngất ngưởng. Thật không khác nào “một cổ hai tròng”!
Vì vậy, hãy cố gắng theo dõi ngày tất toán để tránh việc đáo hạn (bởi việc đáo hạn bị nghiêm cấm bởi các ngân hàng Nhà nước) và chuẩn bị số tiền cần phải trả trước khi đến kỳ hạn, nhất là với các khoản vay để tránh những rắc rối về sau.
Lưu ý khi tất toán sổ tiết kiệm cá nhân

Đối với việc gửi tiết kiệm có kỳ hạn, nếu bạn muốn nhận được mức lãi suất như mong muốn thì đừng vội vã tất toán trước ngày đáo hạn nhé! Bởi mức lãi suất bạn nhận được khi rút tiền về trước kỳ hạn sẽ thấp hơn nhiều đó! Tất toán trước hạn chỉ được hưởng mức lãi suất không kỳ hạn – mức lãi suất thấp nhất tại ngân hàng mà thôi.
Lời kết.
Qua bài viết trên đây, hy vọng rằng những giải đáp đơn giản và dễ hiểu về khái niệm “Tất toán là gì?”, cùng các giấy tờ, thủ tục, quy trình tất toán và các thuật ngữ liên quan sẽ giúp bạn gỡ rối những thắc mắc.