+15 Kinh nghiệm mua vàng tích trữ – Thời điểm & Loại miếng hay nhẫn? (Update 2023)
Với số tiền nhàn rỗi, mua vàng tích trữ sẽ là một quyết định đúng đắn để sinh lời, đa dạng hóa danh mục đầu tư và chống lạm phát trước những biến động của tình hình kinh tế.
Vậy phải làm sao để đầu tư có lãi, hạn chế tối đa những rủi ro? Bài viết này Neufie.edu.vn sẽ giải đáp tất cả thắc mắc, đưa ra những kinh nghiệm mua vàng tích trữ quý báu mà không phải ai cũng nói cho bạn biết.
Cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Mua vàng tích trữ là gì?
Là một hình thức đầu tư sinh lời, an toàn kể cả khi tình trạng lạm phát xảy ra, mua vàng tích trữ là lựa chọn của rất nhiều người với số vốn ít ỏi.
Tuy nhiên, để trở thành người đầu tư khôn ngoan, bạn cần tìm hiểu về giá vàng cũng như những biến động của thị trường kinh tế.

Vì sao nên đầu tư vàng tích sản thay vì các hình thức khác?
Bên cạnh việc mua vàng tích trữ, có rất nhiều hình thức đầu tư. Hãy cùng so sánh các yếu tố sau với hình thức đầu tư bất động sản để hiểu rõ lý do tại sao nhé!

Qua quá trình tổng hợp, phân tích, những kết luận trên đã đưa ra một cái nhìn trực quan cho những ai đang phân vân giữa đầu tư vàng và bất động sản. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào tình hình kinh tế mỗi cá nhân để đưa ra lựa chọn đúng đắn.
TOP +15 Kinh nghiệm mua vàng tích trữ đáng học hỏi từ chuyên gia!
Để mua vàng tích trữ “chỉ có lãi, không có lỗ”, hãy cùng tìm hiểu xem các chuyên gia đúc kết cho chúng ta những kinh nghiệm quý giá nào nhé!
1. Học tập, trang bị nền tảng kiến thức về đầu tư vàng
Đây là điều đầu tiên phải nhắc đến nếu bạn có ý định mua vàng tích trữ. Tìm hiểu kiến thức về việc đầu tư vàng sẽ trang bị cho bạn những điều cơ bản và quan trọng để trở thành nhà đầu tư khôn ngoan, tránh những rủi ro, thất thoát.
Một số kênh đầu tư tài chính trên Youtube không thể bỏ lỡ như: Hieu Nguyen, Thái Phạm, Cú Thông Thái,… Hay tham gia các hội nhóm trên Facebook cũng là một cách để học hỏi, cập nhật kiến thức về đầu tư hiệu quả.

2. Chọn địa điểm giao dịch mua bán vàng uy tín

Hãy tìm chỗ mua vàng uy tín, lâu đời. Khi trao niềm tin đúng nơi, đúng chỗ, bạn sẽ được đảm bảo về mức độ uy tín của sản phẩm, tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, tính thanh khoản, minh bạch cao.
Trải dài khắp Việt Nam có vô vàn địa điểm uy tín để bạn lựa chọn như: PNJ, SJC, Doji,…
3. So sánh lợi nhuận khi tích lũy mua vàng so với lãi suất ngân hàng ở thời điểm hiện tại
Mua vàng tích lũy và gửi tiết kiệm là hai hình thức đầu tư an toàn, tránh rủi ro. Tuy nhiên, theo các kinh nghiệm mua vàng tích trữ của chuyên gia tài chính, tỷ suất lợi nhuận gửi tiết kiệm của các ngân hàng Việt Nam trung bình từ 3-7%/năm. Còn tỷ suất lợi nhuận của vàng trung bình từ 7-12%/năm theo như Tổng giám đốc Sàn Vàng Thế giới (VTG).

Như vậy, để biết đâu là “thời điểm vàng” nên đầu tư, hãy so sánh với lãi suất ngân hàng. Bạn sẽ tìm ra được sự chênh lệch lợi nhuận giữa hai hình thức đầu tư này. Đây là phương pháp đầu tư thông minh, sinh lời cao, tránh lạm phát.
4. Mua vàng bằng tiền nhàn rỗi của cá nhân
Tiền nhàn rỗi là số tiền dư ra sau khi trừ đi hết các chi phí sống bạn cần chi trả trong vòng 1-3 năm.
10% – 20% là con số lý tưởng trên tổng số thu nhập để đầu tư sinh lợi. Hãy thật cẩn trọng khi số tiền bỏ ra để đầu tư >20%. Như vậy, bạn có thể an tâm tạo ra dòng thu nhập bên ngoài để duy trì hình thức đầu tư này.

5. Không nên chọn đầu tư vàng là kênh đầu tư lướt sóng nhanh
Đặc trưng của kênh đầu tư vàng tích trữ đòi hỏi sự lâu dài, kiên nhẫn. Với những người mới bước vào thị trường đầu tư, chưa trang bị đầy đủ kiến thức cũng như kinh nghiệm thường dẫn đến việc thất thoát tiền với số lượng lớn vì lướt sóng vàng.
Với những người muốn đầu tư ngắn hạn, có thể “ăn xổi” với các kênh đầu tư lướt sóng nhanh đang thịnh hành như: chứng khoán, Forex, ETF, CFD,… Sự “béo bở” của các kênh đầu tư này tỉ lệ nghịch với mức độ rủi ro, vậy nên hãy cân nhắc kỹ và chuẩn bị tâm thế “được ăn cả, ngã về không” nhé!

6. Theo dõi giá vàng và tình hình kinh tế thế giới
Hãy “mua đáy bán đỉnh”. Mua vào khi giá vàng ở mức thấp nhất và bán ra khi giá vàng tăng. Để tối ưu lợi nhuận, theo dõi giá vàng hằng ngày sẽ giúp bạn xác định được thời cơ và đưa ra quyết định chính xác.

7. Mua ở đâu, bán ở đó
Sẽ rất dễ dàng cho các bước thẩm định và xác nhận giá trị loại vàng khi mua và bán ở cùng một cửa hàng. Mối quan hệ giữa chủ bán và người mua cũng được thiết lập. Từ đó, bạn sẽ chiếm ưu thế về sự nhiệt tình của chủ bán. Họ sẽ tư vấn cho bạn một cách chính xác về loại vàng bạn nên đầu tư.

8. Cân nhắc các kênh đầu tư khác theo từng thời điểm
Không phải lúc nào việc đầu tư vàng cũng an toàn, bởi có những thời điểm, vàng rớt giá thê thảm. Lúc này, hãy thử tìm hiểu các kênh đầu tư khác để tiền không “nằm im”. Một số kênh bạn có thể cân nhắc như: gửi tiết kiệm, chứng khoán, bất động sản, nhà ở, cổ phiếu, tiền kỹ thuật số… Tuy nhiên, lợi nhuận tỉ lệ thuận với mức độ rủi ro. Bởi vậy, hãy cân nhắc thật kĩ trước khi đưa ra quyết định để tránh những sai lầm đáng tiếc.

Tháo gỡ những thắc mắc của các nhà đầu tư?
Những băn khoăn thường gặp khi đầu tư vàng đã được giải đáp dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc mua vàng tích trữ ít rủi ro, sinh lời nhất.
1. Nên mua loại nào để tích trữ?
Mọi người thường mua nữ trang, trang sức để tích trữ. Tuy nhiên, những mặt hàng này đã được gia công, chế tác nên giá trị khi mua vào cao mà khi bán ra vô cùng rớt giá. Nên mua loại vàng ở dạng nguyên khối, dạng thỏi, dạng miếng, nhẫn trơn để đạt lợi nhuận cao nhất khi bán.
Như đã nói ở trên, đầu tư vàng cần sự kiên nhẫn, lâu dài. Bởi vậy, bạn nên mua vàng rồng, vàng nguyên chất 24K vì độ bền lâu. Khi chưa tìm được thời cơ bán ra thích hợp, bạn cũng an tâm hơn về việc tích trữ vàng vì chúng sẽ không mất đi giá trị vốn có.

Kết hợp giữa vàng và kim loại, các loại vàng 18k, 14k, 10k rất thích hợp làm trang sức bởi độ lấp lánh của chúng. Tuy nhiên, khi kim loại phản ứng với hơi nước hoặc chất khí ở nền nhiệt độ cao, ăn mòn hóa học sẽ xảy ra, hay theo khoa học thì đây là quá trình oxy hóa khử. Những loại vàng này cũng suy giảm giá trị đáng kể.
2. Thời điểm rẻ nhất trong năm để mua vàng
Để biết thời điểm giá vàng rẻ, thích hợp để mua vàng tích trữ, bạn phải cập nhật giá vàng thường xuyên cũng như tình hình thị trường kinh tế để cân nhắc đầu tư.

3. Vàng miếng hay nhẫn? Sự lựa chọn nào tối ưu?
Vàng miếng là lựa chọn đầu tiên mà nhà đầu tư phải nghĩ đến để tích trữ sinh lời vì các mục đích sau:
- » Đầu tư dài hạn
- » Giảm thiểu rủi ro

Vàng miếng có ưu thế về chất lượng hơn so với vàng nhẫn bởi tính nguyên chất, ít bị pha trộn tạp chất. Ưu điểm của vàng miếng là nhược điểm của vàng nhẫn: ít bị dao động. Do có nhiều mẫu mã với mức giá khác nhau, hoạt động giao dịch của vàng nhẫn sôi động và thất thường hơn.
Ngược lại, với mức giá ổn định, niêm yết rõ ràng, vàng miếng hiếm khi bị ép giá. Trong khi đó, vàng nhẫn có chi phí thấp hơn vàng miếng, phù hợp với nhu cầu kinh tế của người dùng.
Vì thế, để đưa ra quyết định nên mua vàng miếng hay vàng nhẫn cũng là một băn khoăn đối với không ít nhà đầu tư.
4. Chọn sao cho đúng? SJC hay 9999?
Để tích trữ lâu dài, vàng SJC sẽ là ưu tiên hàng đầu. Còn nếu lựa chọn vàng để làm trang sức thì vàng 9999 sẽ được gọi tên bởi mẫu mã đa dạng, đẹp mắt, đáp ứng được nhu cầu của mọi khách hàng.

5. Với 30 triệu, gửi tiết kiệm hay mua vàng là quyết định đúng đắn?
Điều này tùy thuộc vào nhu cầu của từng người bởi hai hình thức đầu tư này đều an toàn đối với các nhà đầu tư. Đây đều là các hình thức truyền thống được nhiều người sử dụng.

Xét trên khía cạnh thực tế, năm 2023 là năm trũng của nền kinh tế thế giới, tỉ lệ lãi suất ngân hàng đang tăng cao do ảnh hưởng của lạm phát. Vì thế, trong năm nay, với số tiền 30 triệu, gửi tiết kiệm sẽ là một sự lựa chọn khôn ngoan.
6. Có nên mua và để đấy trong thời gian dài?
Câu trả lời là Có. Bởi:
» Cơ chế chống rủi ro, lạm phát: Theo thống kê, vàng đã vượt qua “cửa ải” lạm phát trong nhiều năm. Bởi vậy, việc mua vàng tích trữ sẽ giảm thiểu tối đa rủi ro và tạo ra một tỷ suất lợi nhuận đáng kể.
» Nhu cầu sử dụng ngày càng tăng: Không cần phải bàn cãi về điều này, nhu Bất kể là dạng nguyên khối, thỏi hay trang sức, “mức độ phủ sóng” của vàng ngày càng tăng cao. Đặc biệt ở các dịp lễ, tết, cưới hỏi, giá vàng ở thời điểm này cao ngất ngưởng.

» Xu hướng tăng theo dòng chảy thời gian: Không có gì tồn tại mãi mãi. Vàng cũng vậy. Khai thác càng nhiều, vàng càng cạn kiệt. Bởi thế, giá vàng luôn tăng bền bỉ theo thời gian. Khi khủng hoảng xảy ra, giá vàng tăng với tốc độ chóng mặt.
» Tích trữ: Không chỉ đầu tư tích trữ vàng để sinh lời, bạn còn có thể truyền lại tài sản này cho thế hệ sau. Vàng nguyên khối chiếm một chỗ đứng không thể thay thế trong danh sách loại vàng nên đầu tư bởi nó vẫn sáng bóng sau nhiều thập kỷ và tuổi tác của no sẽ tỉ lệ thuận với giá trị thị trường.
Lời kết:
Những kinh nghiệm đắt giá về việc mua vàng tích trữ trên đây chắc hẳn đã giúp bạn gỡ rối những thắc mắc, định hướng rõ hơn về kênh đầu tư an toàn, ít rủi ro: đầu tư vàng. Chúc bạn trở thành nhà đầu tư có lãi và “đừng để tiền rơi”!