Chu kỳ kinh tế là gì? Nguyên nhân & 4 Giai đoạn ảnh hưởng (Chi tiết) ✅
Chu kỳ kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến GDP của một quốc gia, bởi nó tác động mạnh mẽ tới thị trường chứng khoán và các nhà đầu tư.
Hiểu hơn về chu kỳ kinh doanh sẽ giúp nhà đầu tư tránh được rất nhiều rủi ro. Vậy Chu kỳ kinh tế được hiểu như thế nào? Có bao nhiêu giai đoạn ở chu kỳ này? Hãy tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây của Neufie.edu.vn, mình sẽ giải thích rõ hơn cho bạn nhé!

Chu kỳ kinh tế được định nghĩa cụ thể như thế nào?
Chu kỳ kinh tế được hiểu đơn giản là sự biến đổi của các hoạt động kinh doanh. Chu kỳ này bao gồm hầu hết mọi thứ như sự tăng hay giảm của sản xuất, giá cả, tỷ suất lợi nhuận,… và rất nhiều chỉ số khác. Mức độ tăng trưởng của GDP bị ảnh hưởng trực tiếp của chu kỳ kinh doanh.

Chu kỳ của kinh tế có bao nhiêu giai đoạn?
Trong chu kỳ kinh doanh thì thường trải qua 4 giai đoạn cơ bản như sau, bạn có thể xem qua để biết cách chu kỳ vận hành và từ đó điều khiển doanh nghiệp và đầu tư hiệu quả hơn.

1. Giai đoạn nền kinh tế bị suy thoái:
Đây là giai đoạn khó khăn nhất của các doanh nghiệp vì các hoạt động kinh doanh bị suy giảm nặng nề. Doanh nghiệp đó bắt buộc phải cắt giảm một số chi phí như sản xuất, quảng cáo,… và còn rất nhiều chi phí khác nữa từ đó duy trì được sự sống cho công ty đó. Nhưng có một vấn đề bất cập rằng tỷ lệ thất nghiệp của đất nước đó sẽ tăng mạnh vì các doanh nghiệp sẽ phải cắt giảm nhiều nhân sự.
2. Giai đoạn nền kinh tế bị khủng hoảng:
Đây có thể coi là giai đoạn vô cùng khổ sở, khi thị trường kinh tế bị giảm mạnh, tỷ lệ thất nghiệp cao, vật giá lại leo thang. Hơn nữa giai đoạn này diễn ra rất dài dẫn tới đời sống của nhiều người dân và nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng mạnh.
3. Giai đoạn nền kinh tế bắt đầu được hồi phục:
Sau khi trải qua được hai giai đoạn khó khăn bên trên thì sẽ tới giai đoạn khôi phục. Lúc này mọi hoạt động kinh doanh sẽ tăng trưởng cải thiện trở lại, đây cũng là giai đoạn mà tất cả mọi người và doanh nghiệp đều mong đợi nhiều nhất.
4. Giai đoạn nền kinh tế trở lên thịnh vượng:
Là giai đoạn mà biểu trưng cho sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, có thể dễ dàng nhìn thấy thông qua việc gia tăng sản xuất và sự tăng trưởng mạnh mẽ của các chi tiêu. Việc nền kinh tế trở lên hưng thịnh sẽ giúp GDP tăng và giảm tỷ lệ thất nghiệp của quốc gia.
Nguyên nhân chính gây ra việc khủng hoảng nền kinh tế là gì?
Khủng hoảng kinh tế bị gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân, nhưng dưới đây là một số nguyên nhân dễ dàng nhìn thấy nhất:

Thứ nhất là tín dụng và các khoản đầu tư quá mức.
Đây có thể coi là nguyên nhân chính của việc nền kinh tế bị khủng hoảng, điều này sẽ gây ra tình trạng làm cho chu kỳ kinh tế phát triển vô tận, khi các doanh nghiệp hoặc các cá nhân vay tiền vượt mức cho phép để mang đi đầu tư, tiêu sài.

Điều này dẫn tới việc tài sản và nợ bị tăng vọt lên một cách đột ngột mà khiến doanh nghiệp và cá nhân không có khả năng trả, từ đó các ngân hàng phải chịu áp lực tài chính nặng nề.
Chính sách tài khóa và tiền tệ bị ảnh hưởng nặng nề.
Vấn đề này góp phần gây ra việc khủng hoảng kinh tế nặng nề vì chúng ảnh hưởng mạnh mẽ sự bình ổn của hệ thống tài chính và kinh tế. Trong các chính sách này có thể bao gồm việc ngân sách bị tăng quá mức, cùng với đó là lãi suất sẽ tăng quá cao hoặc có thể là quá thấp.

Khi chính sách tài khoá không chuẩn xác thì chính phủ sẽ bị vượt mức chi tiêu, điều này dẫn tới giá trị đồng tiền bị giảm mạnh và nợ công tăng. Từ đó khiến cho rất nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều rủi ro tài chính. Nghiêm trọng hơn nếu chính sách tài khoá không tốt thì đồng tiền sẽ bị mất giá.
Việc quản lý rủi ro tài chính không tốt.
Rất nhiều doanh nghiệp tài chính và ngân hàng sử dụng những cách quản lý phức tạp, gây ra rất nhiều bất cập trong quá trình kiểm soát. Việc quản lý rủi ro không tốt thì dẫn tới khủng hoảng tài chính nặng nề.

Lạm phát trong chu kỳ kinh tế
Lạm phát cũng là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế hiện nay. Khi lạm phát tăng mạnh khiến giá trị đồng tiền giảm nghiêm trọng, nếu tình trạng này diễn ra quá lâu thì nền kinh tế sẽ bị suy thoái. Hiện tượng tiền bị lạm phát sẽ làm người tiêu dùng và các doanh nghiệp.

Lạm phát có thể gây ra nhiều hậu quả khó lường ví dụ như tiền tệ bị mất cân dẫn, làm giảm giá trị của tiền tệ từ đó làm người dân và nhiều doanh nghiệp bị mất niềm tin vào thị trường tài chính.
Một số cách để đầu tư và kiểm soát chi tiêu đạt hiệu quả tốt nhất theo chu kỳ kinh tế
Nếu chu kỳ kinh tế quan trọng trên thị trường như vậy thì làm cách nào để đầu tư và quản lý hiệu quả nhất. Dưới đây là một số phân tích của mình bạn có thể tham khảo qua nhé!
1. Lựa chọn những danh mục đầu tư có tính ổn định cao
Trong giai đoạn nhạy cảm như việc nền kinh tế bị suy thoái thì lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ và kinh doanh nhu yếu phẩm là sự lựa chọn hoàn hảo. Bên cạnh đó nếu trong giai đoạn kinh tế thịnh vượng thì các lĩnh vực như công nghệ, du lịch lại rất phát triển.

2. Lựa chọn các khoản tiền tệ an toàn để rót vốn vào.
Nếu nền kinh tế bị suy thoái thì việc chọn lựa những kênh đầu tư an toàn là vô cùng cần thiết ví dụ như vàng, đô Mỹ,… sẽ giúp bạn tránh được nhiều rủi ro trên thị trường. Nhưng ngược lại nếu nền kinh thế phát triển mạnh mẽ thì nên đầu tư vào những quỹ mở hoặc mua cổ phiếu để thu về lợi nhuận cao.

3. Luôn đa dạng và mở rộng danh mục đầu tư
Nếu chỉ rốt hết vốn vào một lĩnh vực để đầu tư thì rất nguy hiểm và tăng tỷ lệ rủi ro cao. Bạn có thể đầu tư vào một số quỹ như cổ phiếu, quỹ mở, bất động sản,…

4. Lên kế hoạch kinh doanh một cách khoa học và tạo kế hoạch chi tiêu dài hạn.
Bất kể nền kinh tế đang thịnh vượng hay suy giảm thì đều cần thiết lập một kế hoạch hoàn chỉnh, vì điều này sẽ giúp bạn hạn chế được nhiều rủi ro và hơn hết giúp quản lý chi tiêu hiệu quả hơn. Việc xem xét hoặc giảm thiểu những chi tiêu không cần thiết giúp bạn tránh nợ xấu.

Kết bài!
Mong rằng qua bài viết này bạn đã hiểu như thế nào là chu kỳ kinh tế? và những giai đoạn của chúng chu kỳ. Từ đó biết được đầu tư và quản lý chi tiêu như thế nào cho hiệu quả nhất. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào thì đừng ngần ngại mà bình luận bên dưới, mình sẽ cố gắng giải đáp mọi thắc mắc cho bạn. Cảm ơn bạn rất nhiều vì đã lựa chọn bài viết của mình để tham khảo.