Chỉ số PMI được sinh ra với vai trò làm thước đo cho sức khỏe của nền kinh tế, đặc biệt đối với lĩnh vực sản xuất và dịch vụ.
Cùng Neufie.edu.vn “mổ xẻ” chỉ số PMI xem nó có vai trò gì cụ thể, cách tính ra sao và tác động của nó đến nền kinh tế như thế nào nhé!
Chỉ số PMI là gì?
Chỉ số PMI (tiếng Anh: Purchasing Managers’ Index) là chỉ số quản lý thu mua, đo lường tình trạng sức khỏe của nền kinh tế trong ngành sản xuất và dịch vụ.
Chỉ số PMI được gọi là chỉ số quản lý thu mua.
Nếu chỉ số PMI là một cái cây, thì: đơn hàng mới, việc làm, sản lượng, thời gian giao hàng và thời gian tồn kho là 5 nhánh của nó. Nhờ những nhánh này, các nhà quản trị sẽ nắm được những thông tin trọng yếu về điều kiện kinh doanh hiện tại và tương lai của doanh nghiệp.
Chỉ số PMI có những loại nào?
Áp dụng trong hai lĩnh vực của nền kinh tế là sản xuất và dịch vụ, chỉ số PMI được chia làm hai loại tương ứng:
1. Chỉ số PMI sản xuất:
Được dùng để phản ánh sức mua trong ngành công nghiệp sản xuất, chỉ số này có những trọng số chính sau:
Đơn hàng mới: 30%
Việc làm: 20%
Sản lượng: 25%
Thời gian mà nhà cung cấp giao hàng: 15%
Thời gian tồn kho: 10%.
2. Chỉ số PMI dịch vụ:
Chỉ số này được sử dụng để dự đoán tình trạng kinh tế đối với lĩnh vực phi sản xuất, gồm có các trọng số sau:
Đơn hàng mới
Hoạt động kinh doanh
Việc làm
Thời gian mà nhà cung cấp giao hàng.
Việc sáng tạo ra chỉ số PMI nhằm mục đích gì?
PMI được tạo ra với sứ mệnh cung cấp thông tin về các điều kiện kinh doanh trong hiện tại và tương lai cho các nhà phân tích, nhà đầu tư của doanh nghiệp.
Chỉ số PMI ngành Sản xuất Việt Nam của S&P Global trong tháng 5/2023 đã giảm 1,4% so với tháng 4/2023.
Ví dụ:Nếu số lượng đơn đặt hàng và nhu cầu về hàng hóa tăng, nhà cung cấp có thể tăng giá sản phẩm. Ngược lại, nếu số lượng đơn đặt hàng giảm, các nhà cung cấp phải chấp nhận giảm giá vì nhu cầu thị trường bị hạn chế.
Hướng dẫn cách tính chỉ số PMI – Công thức đơn giản!
PMI = (P1 x 1) + (P2 x 0.5) + (P3 x 0)
Trong đó:
P1: phần trăm câu trả lời là “tình hình hoạt động kinh tế có cải thiện”.
P2: phần trăm câu trả lời là “tình hình hoạt động kinh tế không thay đổi”.
P3: phần trăm câu trả lời là “tình hình hoạt động kinh tế suy giảm”.
Đọc chỉ số PMI như thế nào cho đúng?
PMI là chỉ số được tạo nên từ 400 câu trả lời của các nhà sản xuất trên cả nước. Giá trị của chỉ số này nằm trong khoảng từ 1 đến 100. Vì vậy, con số 50 sẽ được sử dụng để làm quy chuẩn.
Khi đã có kết quả từ công thức tính, hãy lấy kết quả đó soi chiếu với các giá trị sau để hiểu hơn về “tình trạng sức khỏe” hiện tại của nền kinh tế:
Cách đọc chỉ số PMI.
PMI > 50: thị trường đang tăng;
PMI < 50: thị trường đang giảm;
PMI = 50: thị trường đang ở mức cân bằng.
Tuy nhiên, con số này chỉ mang tính chất dự báo. Doanh nghiệp cần xem xét thêm theo 3 trường hợp sau:
PMI thực tế lớn hơn số dự báo: nền kinh tế phản ánh một tín hiệu tốt, đặc biệt là ngành sản xuất và dịch vụ có sự phát triển đáng mừng. Giá trị đồng nội tệ sẽ tăng.
PMI thực tế nhỏ hơn số dự báo: nền kinh tế báo động sự sụt giảm, khiến nhiều nhà đầu tư ái ngại trong việc rót vốn.
PMI thực tế bằng với số đã dự báo: thị trường không biến động, phát triển ở mức cân bằng.
Chỉ số PMI tác động như thế nào đến nền kinh tế?
Chỉ số PMI tác động đến nền kinh tế theo nhiều khía cạnh. Hãy lướt xuống để tìm hiểu nhé!
1. Đóng vai trò như một thước đo sức khỏe nền kinh tế quốc gia
Chỉ số PMI đóng vai trò như một thước đo sức khỏe nền kinh tế.
Chỉ số PMI làm rất tốt nhiệm vụ của mình với cương vị là một thước đo sức khỏe nền kinh tế quốc gia, giúp chính phủ và các ngân hàng nhà nước điều chỉnh chính sách tiền tệ trước những thay đổi của thị trường kinh tế.
Đồng thời, chỉ số này cũng ước tính tốc độ tăng trưởng kinh tế của một doanh nghiệp hoặc quốc gia, giúp họ đưa ra những điều chỉnh hợp lý trước khi đưa ra quyết định đầu tư.
2. Tác động đến khả năng thu mua hàng hóa của doanh nghiệp
Nhà quản trị sẽ quyết định có nên hay không việc mua hàng hóa để sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường. Dựa vào chỉ số PMI, các công ty cũng có thể đánh giá được tổng số lượng và giá cả hàng hóa.
Từ đó, họ có thể đưa ra quyết định có nên sản xuất mặt hàng đó hay không dựa trên tổng số lượng mặt hàng đã đặt qua đơn hàng.
PMI là “trợ thủ đắc lực” giúp các nhà quản trị kiểm kê xác định số lượng hàng hóa.
Chỉ số PMI sẽ giúp các doanh nghiệp hoàn thành đơn đặt hàng bằng cách khớp với hàng tồn kho của sản phẩm, đảm bảo hoạt động kinh doanh cho tháng tiếp theo hoặc đơn hàng tiếp theo.
3. Tác động đến các nhà cung cấp
Dựa vào PMI, các nhà cung cấp có thể dự đoán nhu cầu thị trường để điều chỉnh giá cả sao cho phù hợp.
4. Chỉ số PMI tác động đến việc đầu tư
Nhiều nhà đầu tư sử dụng chỉ số PMI như một công cụ đo lường mức tăng trưởng hoặc giảm sút GDP (tổng sản phẩm quốc nội).
Khi dự đoán mức độ tăng trưởng GDP:
PMI > 42: chuẩn mực cho sự mở rộng nền kinh tế.
PMI < 42: nền kinh tế đang bước vào giai đoạn suy thoái.
Các ngân hàng cũng ứng dụng kết quả khảo sát PMI để xây dựng chính sách tiền tệ.
PMI giúp nhà đầu tư nắm được một cách bao quát tình hình kinh tế của doanh nghiệp.
5. Chỉ số PMI ảnh hưởng đến tình hình xuất, nhập khẩu của các doanh nghiệp
PMI là chỉ số quan trọng cho các doanh nghiệp hoạt động tại nước ngoài. Chỉ số này cung cấp thông tin một cách đầy đủ về thông tin xuất, nhập khẩu.
Ví dụ: Một nhà sản xuất điện thoại mua linh kiện điện tử tại Mỹ và Trung Quốc và Mỹ. Nếu nhập khẩu gia tăng, xu hướng đó sẽ tác động tiêu cực đến các công ty của Trung Quốc khi bán cùng một sản phẩm.
Ngược lại, nếu xuất khẩu của các nhà sản xuất linh kiện điện tử tăng lên, nhà cung cấp có thể sẽ yêu cầu giá cao hơn từ phía đối tác Trung Quốc khi cần mua sản phẩm của họ.
Lời kết.
Như vậy, chỉ số PMI đã phần nào phản ánh tình trạng sức khỏe của nền kinh tế, cho thấy được tầm quan trọng của nó đối với lĩnh vực sản xuất và dịch vụ.
Từ đó, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư sẽ nhìn nhận được tình hình kinh tế tổng thể để điều tiết hàng hóa, rót vốn sao cho phù hợp.
Xin chào! Tôi là Nguyễn Quang Quý, chuyên gia về tài chính cá nhân và đầu tư. Tôi muốn giúp bạn hiểu rõ về tiền bạc và cách đầu tư thông minh. Với hơn 15 năm kinh nghiệm, tôi chia sẻ kiến thức một cách đơn giản và thực tế.
Tôi viết về cách xây dựng kế hoạch tài chính, đầu tư trong chứng khoán và bất động sản, cũng như cách quản lý tiền bạc hàng ngày. Nếu bạn có câu hỏi hoặc muốn tìm hiểu thêm, hãy liên hệ với tôi.
Tôi tin rằng tài chính cá nhân là một công việc thú vị và cần thiết bậc nhất trong cuộc sống. Vì vậy, hãy cùng tôi khám phá thế giới của tiền bạc và đầu tư để đạt được mục tiêu tài chính của bạn.