Tài chính cá nhân ✅ (Đã xác minh)Kiến thức đầu tư ✅ (Đã xác minh)

#5 Cách quản lý chi tiêu cá nhân – Phương pháp tối ưu, đơn giản nhất

Cập nhật lần cuối vào 14/11/2023 bởi Admin Quang Quý

Đã bao giờ bạn rơi vào tình cảnh “viêm màng túi” khi trong người không có một xu? Hay bạn đã từng rất muốn mua một món đồ nhưng lưỡng lự mãi không dám vì sợ rằng mua xong sẽ hết sạch tiền?

Tôi đoán rằng ai cũng đã từng trải qua những thời điểm đó, đã từng chật vật khổ sở tiết kiệm tiền, cuối cùng vẫn không để dành được chút nào cả vì bản thân tôi cũng vậy.

Cho đến khi tôi học cách quản lý tài chính cá nhân, cuộc đời của tôi như bước sang trang mới. Neufie.edu.vn sẽ chia sẻ cách quản lý chi tiêu cá nhân ngay sau đây để bạn thoát khỏi tình cảnh khó khăn này. Cùng theo dõi nhé!

Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân?

Nếu bạn tìm ra được lý do cho những câu hỏi tôi đặt ra ở đầu bài viết, bạn sẽ hiểu được vì sao phải quản lý chi tiêu. Hiểu được lý do của kỹ năng quan trọng này cũng giúp bạn nhận thức được rằng việc mình đang hao tâm tổn sức là gì, việc mình đang làm có đáng hay không?,…

1. Muốn hiểu về tiền, hãy quản lý tài chính cá nhân

Hiểu về tiền giúp bạn trân trọng đồng tiền mình làm ra
Hiểu về tiền giúp bạn trân trọng đồng tiền mình làm ra

Quản lý chi tiêu cá nhân sẽ giúp bạn nhận thức rõ về tình hình tài chính của mình. Từ đó, bạn sẽ biết được khoản thu nhập của mình có đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu và các nhu cầu khác hay không, mình có cần thêm nguồn thu nhập nào để tăng mức thu nhập hay không,… Hơn nữa, biết được nguồn gốc của đồng tiền bạn kiếm ra, bạn sẽ trân trọng nó hơn và không tiêu xài phung phí.

2. Đảm bảo ổn định tài chính

Quản lý chi tiêu giúp bạn đảm bảo ổn định tài chính
Quản lý chi tiêu giúp bạn đảm bảo ổn định tài chính

Để ổn định tài chính, bạn nên biết cách quản lý tài chính cá nhân sao cho thật hiệu quả.

3. Lập các mục tiêu tài chính cá nhân một cách dễ dàng, hiệu quả

Biết cách quản lý chi tiêu cá nhân giúp bạn lập kế hoạch hiệu quả
Biết cách quản lý chi tiêu cá nhân giúp bạn lập kế hoạch hiệu quả

Khi am hiểu về quản lý tài chính, bạn có thể dễ dàng xây dựng được các mục tiêu trong tương lai như: mua nhà, mua xe, đầu tư,… Ngoài ra, bạn cũng dự đoán được thời gian và khả năng đạt được những mục tiêu này.

4. Biết cách quản lý chi tiêu cá nhân giúp bạn chủ động tài chính trong mọi trường hợp

Khi bạn biết cách quản lý chi tiêu cá nhân, bạn có thể tự chủ tài chính
Khi bạn biết cách quản lý chi tiêu cá nhân, bạn có thể tự chủ tài chính

Khi bạn biết cách quản lý chi tiêu cá nhân, bạn có thể chia rõ những khoản tiền một cách minh bạch theo từng mục đích. Bởi vậy, khi bạn bất ngờ lâm vào tình cảnh không mong muốn như: tai nạn, bệnh tật,…

Thì khoản dự phòng sẽ vô cùng quan trọng trong thời điểm đó. Bạn sẽ không phải chạy vạy khắp nơi để vay mượn ai nữa cả, trừ khi số tiền trong khoản dự trữ của bạn không đáp ứng đủ.

5. Hạn chế các khoản nợ

Các khoản nợ có thể cắt giảm nếu bạn biết cách quản lý tài chính cá nhân
Các khoản nợ có thể cắt giảm nếu bạn biết cách quản lý tài chính cá nhân

Khi không biết cách quản lý chi tiêu cá nhân, bạn sẽ dễ dàng tạo ra các khoản nợ. Tuy không phải là vấn đề quá nghiêm trọng, nhưng việc có nhiều khoản nợ sẽ ảnh hưởng đến tài chính cũng như tâm lý của bạn.

Để hạn chế tối đa điều đó, bạn cần biết cách quản lý chi tiêu để giảm thiểu các khoản bội chi và có kế hoạch trả nợ hợp lý.

6. Tăng nguồn tiền của bạn

Quản lý tài chính cá nhân giúp tăng dòng tiền của bạn
Quản lý tài chính cá nhân giúp tăng dòng tiền của bạn

Việc am hiểu về quản lý chi tiêu sẽ giúp bạn hoạch định những mục tiêu tương lai để tạo ra nhiều nguồn thu nhập cho bạn, gia tăng tài sản cá nhân.

7. Giúp mức sống được nâng cao

Quản lý chi tiêu đúng cách giúp bạn hưởng thụ cuộc sống tốt hơn
Quản lý chi tiêu đúng cách giúp bạn hưởng thụ cuộc sống tốt hơn

Việc quản lý chi tiêu cá nhân đúng cách sẽ giúp bạn ổn định tài chính, có các khoản dự phòng đảm bảo cho một cuộc sống an toàn.

Các khoản tiền dư dả sẽ được sử dụng để đầu tư vào bản thân, hưởng thụ, thỏa mãn các sở thích cá nhân như: đi du lịch, mua sắm,…

#3 Cách quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả nhất

Nếu bạn nghiêm túc muốn thay đổi, không còn những lần cạn kiệt tiền trong túi hay những lần thanh toán hoá đơn mà kiểm tra số dư tài khoản không đủ để chi trả,…

Hãy học cách quản lý chi tiêu cá nhân ngay bây giờ!

1. Cách quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả với phương pháp 50/20/30

Quản lý chi tiêu với quy tắc 50/20/30 đơn giản, hiệu quả
Quản lý chi tiêu với quy tắc 50/20/30 đơn giản, hiệu quả

Quy tắc 50/30/20 là cách quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả. Quy tắc này sẽ chia nhỏ thu nhập của bạn thành 3 nhóm chính, bao gồm: nhu cầu thiết yếu, mong muốn cá nhân và tiết kiệm.

Nhu cầu thiết yếu: 50%

Nhu cầu thiết yếu là những khoản không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày như: ăn uống, nhu yếu phẩm, đi lại, may mặc,… Vì vậy, không nên cắt giảm số tiền ở nhóm này. Nếu có thể thì hãy hạn chế tối đa, ví dụ như thay vì ăn ngoài thì bạn tự nấu cơm,…

Ăn cơm cùng gia đình vừa gắn kết tình cảm gia đình, vừa hạn chế được khoản tiền đáng kể
Ăn cơm cùng gia đình vừa gắn kết tình cảm gia đình, vừa hạn chế được khoản tiền đáng kể

Hãy lên kế hoạch chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu sao cho tổng số tiền của nhóm này không vượt quá 50% thu nhập.

Nếu danh mục này chiếm quá nửa thu nhập của bạn, bạn cần lập bảng chi tiêu cá nhân trong 1 tháng, ghi lại chi tiết những gì bạn đã chi tiêu để đưa ra sự so sánh và có biện pháp cắt giảm tối đa nếu có thể.

Tiết kiệm: 20%

Trong nhóm này có thể là quỹ tiết kiệm, quỹ hưu trí, quỹ khẩn cấp hoặc các khoản dành cho việc đầu tư tăng thêm thu nhập.

Hãy cố gắng để dành một khoản tiền trong quỹ này để trang trải chi phí, đề phòng các trường hợp bất trắc rồi tập trung tiết kiệm kết hợp với đầu tư sinh lời.

Hãy cố gắng tiết kiệm để dự phòng trường hợp bất trắc
Hãy cố gắng tiết kiệm để dự phòng trường hợp bất trắc

Như vậy, bạn có thể gia tăng được khoản tiền của mình để đảm bảo khoản dự phòng cho tương lai hoặc các mục tiêu lâu dài như: mua nhà, mua xe,…

Danh mục này sẽ giúp bạn tự chủ tài chính, đảm bảo cuộc sống ấm no, an toàn sau này nên các bạn trẻ cần thực hiện và tạo thói quen quản lý chi tiêu cá nhân càng sớm càng tốt.

Để “tiền đẻ ra tiền” từ 20% quỹ của bạn, ngoài việc tiết kiệm, hãy thử đầu tư chứng khoán, mua vàng, quỹ mở,…

Tuy nhiên, trước khi quyết định đầu tư, cần phải tìm hiểu thật kỹ và cân nhắc cẩn thận để mọi quyết định không mang lại hối hận cho bạn về sau.

Bạn có thể lấy quỹ này để đầu tư song song tiết kiệm
Bạn có thể lấy quỹ này để đầu tư song song tiết kiệm

Mong muốn: 30%

Con giun xéo lắm cũng quằn, làm quần quật mà không hưởng thụ, nghỉ ngơi thì bản thân bạn “đình công”, ốm đau, bệnh tật,… Cuộc sống cũng chỉ quay theo một quỹ đạo ăn – ngủ – làm việc thì cũng thật quá nhàm chán.

Bởi vậy, quỹ này sinh ra để bạn phục vụ những mong muốn của bản thân cũng như các sở thích, đam mê cá nhân. 30% thu nhập trong nhóm này bao gồm các chi phí phục vụ cho việc giải trí như: đi du lịch, mua sắm, vui chơi, theo đuổi đam mê,…

Đi chơi, xem phim, mua sắm để giải trí sau những ngày làm việc mệt mỏi
Đi chơi, xem phim, mua sắm để giải trí sau những ngày làm việc mệt mỏi

Tuy nhiên, quỹ này không quá quan trọng. Bởi vậy, bạn có thể trích một phần quỹ này để bù vào 2 quỹ trên, đảm bảo một cuộc sống đủ đầy cho bạn.

  • Ví dụ áp dụng quy tắc 50/20/30 với mức lương 8 triệu

Để bạn dễ hình dung về cách quản lý chi tiêu với quy tắc 50/20/30, bạn hãy chia nhỏ 8 triệu ra 3 nhóm ứng với 50% – 20% – 30% như ví dụ dưới đây.

  • 50% tổng thu nhập cho nhu cầu thiết yếu:
Quỹ tiền Mục đích sử dụng Số tiền quy định của hũ Giải pháp
Nhu cầu thiết yếu
  • Ăn uống: 1.500.000
  • Tiền nhà, tiền điện nước, tiền gửi xe: 2.300.000
  • Các chi phí cần thiết khác: 200.000
4.000.000
  • Thay vì ăn ngoài thì tự nấu ăn tại nhà. 
  • Đi lại bằng xe bus, đi bộ nếu đi khoảng cách gần.
  • Sử dụng điện, nước tiết kiệm. 
  • 20% tổng thu nhập cho mục tiết kiệm, đầu tư
Quỹ tiền Mục đích sử dụng Số tiền quy định của hũ Giải pháp
Tiết kiệm, đầu tư
  • Tiền tiết kiệm: 600.000
  • Tiền đầu tư: 1.000.000
1.600.000
  • Tiết kiệm cho các khoản đề phòng bất trắc.
  • Đầu tư chứng khoán, quỹ mở,…
  • 30% tổng thu nhập cho những mong muốn của bản thân
Quỹ tiền Mục đích sử dụng Số tiền quy định của hũ Giải pháp
Sở thích, mong muốn
  • Mua sắm: 500.000
  • Du lịch: 600.000
  • Đầu tư bản thân: 1.300.000
2.400.000
  • Theo đuổi đam mê.
  • Đăng ký khoá học, tập yoga, gym để năng cao sức khoẻ.
  • Tự thưởng bản thân một chuyến du lịch thư giãn.

Lưu ý: Bảng kế hoạch trên chỉ áp dụng cho người chưa có gia đình và đang sinh sống, thuê nhà tại thành phố. Mức chi tiêu sẽ thay đổi và chênh lệch phụ thuộc vào từng địa điểm, nhu cầu và tình hình tài chính cá nhân của mỗi người.

2. Quản lý chi tiêu thông minh với quy tắc 6 chiếc lọ

6 Chiếc lọ là một phương pháp quản lý tài chính cá nhân được giới thiệu trong cuốn “Secrets of the Millionaire Mind” bởi T. Harv Eker. Phương pháp này tập trung vào việc chia thu nhập của bạn làm 6 phần và mỗi phần tương ứng với một chiếc lọ, giúp bạn quản lý và sử dụng tiền một cách hiệu quả.

Bạn sẽ chia đều tổng thu nhập của bạn vào 6 chiếc lọ tương ứng các mục đích khác nhau
Bạn sẽ chia đều tổng thu nhập của bạn vào 6 chiếc lọ tương ứng các mục đích khác nhau

Nhu cầu thiết yếu: 55% tổng thu nhập (NEC – Necessities)

Lọ đầu tiên là lọ đảm bảo cho “sự sống còn” của bạn. Số tiền này chi cho thực phẩm, thanh toán hóa đơn, may mặc, ăn uống,… Nếu bạn bỏ ra hơn 55% số tiền của mình cho lọ này, vậy thì đã đến lúc bạn phải cắt giảm chi tiêu.

Bạn có thể tận dụng lại quần áo năm trước thay vì mua quần áo mới; hãy thử đi xe đạp khi bạn không phải đi quá xa vì bạn biết đấy, giá xăng đang cao hơn bao giờ hết.

Bạn có thể tận dụng lại quần áo năm trước thay vì mua quần áo mới
Bạn có thể tận dụng lại quần áo năm trước thay vì mua quần áo mới

Mới đầu có vẻ sẽ khó khăn nhưng một khi bạn đã quen với những việc này, bạn sẽ thấy bạn có thể sống bằng 50% tổng thu nhập hoặc thậm chí thấp hơn! Nếu bạn không thể chi tiêu ít hơn, vậy thì bạn sẽ phải tìm cách kiếm thêm thu nhập.

Tiết kiệm: 10% tổng thu nhập

Bạn nên dành 10% thu nhập của mình cho chiếc lọ thứ 2. Đây là nguồn tiền dự trữ và cần tuân thủ nguyên tắc không được sử dụng trong thời gian dài để chi tiêu trong tương lai.

Bạn muốn đi du lịch vào mùa hè tới? Con bạn sắp vào đại học? Vậy thì hãy tiết kiệm tốt hơn từ hôm nay. Tiết kiệm hàng tháng có thể cộng dồn lại thành một số tiền lớn sau này.

Tiết kiệm hàng tháng có thể cộng dồn lại thành một số tiền lớn sau này
Tiết kiệm hàng tháng có thể cộng dồn lại thành một số tiền lớn sau này

Nếu bạn có xu hướng không quan tâm đến những đồng tiền lẻ, vậy thì hãy thay đổi tư duy ngay hôm nay. Bạn đã nghe câu “tích tiểu thành đại” hay “năng nhặt chặt bị” chưa?

Đừng coi thường giá trị của những đồng tiền lẻ, bởi vì 5, 7 nghìn lẻ của bạn tích lại mỗi ngày thì sau 180 ngày, bạn đã có hơn 1 triệu rồi đấy! Đó là lý do vì sao người Nhật không bao giờ phung phí tiền lẻ.

Giáo dục: 10% tổng thu nhập

Đầu tư cho bản thân luôn là một khoản đầu tư siêu lợi nhuận, chỉ có lãi, không có lỗ. Bạn cũng có thể sử dụng quỹ này để giao lưu với những người thành công bằng cách mời họ ăn uống, hẹn gặp trao đổi. Tạo được mối quan hệ tốt với những người giỏi hơn mình ắt cũng sẽ khiến bạn học hỏi được nhiều thứ hơn.

Đọc sách để lĩnh hội nhiều kiến thức bổ ích
Đọc sách để lĩnh hội nhiều kiến thức bổ ích

Hãy dành 10% thu nhập để tham gia các khóa học kỹ năng cần thiết cho công việc, khóa học nghệ thuật, hoặc mua những cuốn sách hay để có thêm nhiều kiến thức bổ ích để nâng cao tri thức và nhân cách, trở thành con người uyên bác, dễ dàng đạt được mục tiêu thành công trong tương lai.

Hưởng thụ: 10% tổng thu nhập

Bạn đã làm việc chăm chỉ cả tháng, vậy thì bạn cũng nên tự thưởng cho mình, cần thời gian để chăm sóc bản thân như đi nghỉ mát, làm đẹp,… Bạn cũng có thể coi đây là quỹ “tiêu cho vui” và làm bất cứ điều gì mình muốn trong khuôn khổ của quỹ mà không cần phải suy nghĩ, nhưng tuyệt đối không được động tới các quỹ khác để phục vụ cho mục đích này.

Quỹ hưởng thụ phục vụ nhu cầu chăm sóc bản thân
Quỹ hưởng thụ phục vụ nhu cầu chăm sóc bản thân

Tuy nhiên, bạn hãy nhớ, đôi khi bạn sẽ cần đến quỹ này để bù đắp vào các quỹ khác trong trường hợp bất đắc dĩ. Vậy nên, có phương án dự phòng vẫn là tốt nhất.

Đầu tư: 10% tổng thu nhập

Bạn sẽ bỏ 10% tổng số tiền vào hũ này. Đây là chiếc lọ sẽ tạo ra thu nhập đáng kể cho bạn vì nó sẽ ngày càng lớn hơn và bạn KHÔNG BAO GIỜ được tiêu tiền từ chiếc lọ này cho đến khi bạn về hưu. Bạn có thể sử dụng số tiền này để đầu tư bất động sản, cổ phiếu, chứng khoán hoặc gửi tiết kiệm ngân hàng,…

Bạn có thể sử dụng số tiền trong lọ này để đầu tư bất động sản, cổ phiếu,...
Bạn có thể sử dụng số tiền trong lọ này để đầu tư bất động sản, cổ phiếu,…

Bạn có thể coi lọ này như con ngỗng mẹ đẻ trứng vàng quý giá cho bạn. Do đó, đừng bao giờ giết ngỗng và chỉ sử dụng trứng khi bạn về hưu. Bạn càng đổ nhiều tiền vào lọ này, bạn sẽ càng giàu có trong tương lai.

Cho đi: 5% tổng thu nhập

Tố Hữu quan niệm: “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”. Vì vậy, chiếc lọ này sinh ra để bạn thực hiện sứ mệnh cao cả đó. Khi bạn cho đi đồng nghĩa với việc bạn được nhận lại sự biết ơn, cảm kích, những điều tốt đẹp.

Làm việc thiện nguyện là nghĩa cử cao đẹp
Làm việc thiện nguyện là nghĩa cử cao đẹp

Hãy dành 5% thu nhập cho các hoạt động thiện nguyện, quyên góp và giúp đỡ những người gặp khó khăn hoặc đơn giản chỉ là mua cho bố mẹ, ông bà bạn một món quà nho nhỏ vào những dịp đặc biệt.

Hãy lan tỏa hơi ấm, tình thương đến thế giới này, những điều tốt đẹp ắt sẽ đến để đền đáp bạn.

3. “Ngả mũ” thán phục trước cách quản lý chi tiêu 9 – 1 của người Do Thái

Người Do Thái được công nhận là thông minh và giàu có nhất trên thế giới. Tại sao họ có thể đạt được điều đó? Họ đã làm như thế nào?

Tư duy khác biệt của người Do Thái về đồng tiền

Tuy chỉ chiếm 0.25% dân số thế giới, nhưng người Do Thái nắm giữ huyết mạch kinh tế toàn cầu, chiếm 1/3 tổng số của cải trên toàn thế giới. Trong số những doanh nhân giàu nhất địa cầu, người Do Thái chiếm khoảng 1/2.

Một vài người Do Thái tiếng tăm lẫy lừng phải kể đến như: vua dầu mỏ John D. Rockefeller – người từng được biết đến với biệt danh giàu nhất xứ cờ hoa, nhà vật lý vĩ đại nhất mọi thời đại Albert Einstein, nhà triết học, kinh tế học, sử học, xã hội học, lý luận chính trị, nhà báo và nhà cách mạng người Đức gốc Do Thái Karl Marx,…

Chân dung nhà vật lý học vĩ đại Einstein - bộ óc thiên tài Do Thái với những phát minh khuynh đảo thế giới
Chân dung nhà vật lý học vĩ đại Einstein – bộ óc thiên tài Do Thái với những phát minh khuynh đảo thế giới

Người Do Thái quan niệm rằng: “Loại tiền cực khổ quá thì không nên kiếm”. Khi công sức bạn bỏ ra quá nhiều nhưng đồng lương nhận lại chẳng bao nhiêu thì hãy dừng lại và lập cho mình một kế hoạch phát triển lâu dài.

Thiếu kỹ năng thì đi học, thiếu kinh nghiệm thì tích lũy, thiếu mối quan hệ thì tạo ra, hãy cố gắng đầu tư vào tri thức. Nếu bạn sử dụng bộ não nhiều hơn, bạn sẽ mất ít mồ hôi hơn.

Quy tắc 9 – 1

Tôi sẽ thuật lại cho bạn cuộc trò chuyện giữa một doanh nhân Do Thái và người đàn ông nghèo bán trứng về nguyên tắc này để bạn hiểu hơn về cách quản lý chi tiêu cá nhân với quy tắc 9 – 1.

Bí mật để trở nên giàu có của người Do Thái
Bí mật để trở nên giàu có của người Do Thái

Bản chất của quy tắc 9 – 1 thực ra là chi tiêu không vượt quá 90% tổng thu nhập. Nếu kiên trì trong một khoảng thời gian nhất định, ngoài việc thoát nghèo ra, chúng ta còn có được một khoản tiết kiệm cho mình.

Nhiều người trong chúng ta dù có được mức lương cao nhưng khi tuổi mới chớm xế chiều vẫn phải “giật gấu vá vai” bởi không biết dành dụm. Đừng bao giờ coi thường đồng tiền bạn vừa tiết kiệm được dù là nhỏ nhất, đó là bài học làm nên sự giàu có không chỉ của riêng ai.

Lời kết:

Sự giàu có là điều mà hầu như bất kì ai cũng ao ước. Tuy nhiên, hành trình tìm đến tự do tài chính có thể thực hiện được hay không là do bạn quyết định. Hãy trang bị cho mình những kiến thức về cách quản lý chi tiêu cá nhân để sớm ngày dư dả bạn nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Hường Nguyễn

Chào mừng mọi người đến với khu vườn tài chính của Hường Nguyễn. Đây là nơi tôi dành trọn tâm huyết để ươm trồng 2 giống cây chủ yếu về tài chính là kinh doanh và đầu tư. Với niềm đam mê về tài chính và trải nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, tôi luôn cố gắng đưa ra những phân tích chính xác, cập nhật các xu hướng mới và chia sẻ những kinh nghiệm thực tế để giúp cộng đồng đầu tư và kinh doanh phát triển, đạt được sự thành công bền vững. Tại trang web của tôi, bạn sẽ tìm thấy những bài viết chất lượng, hướng dẫn chi tiết và các công cụ hữu ích để hỗ trợ việc đưa ra những quyết định thông minh trong việc quản lý tài chính cá nhân. Tôi hy vọng rằng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp bạn xây dựng cơ hội đầu tư tốt hơn và đạt đến mục tiêu tài chính của mình. Hãy cùng nhau khám phá và chia sẻ kiến thức về đầu tư, kinh doanh và quản lý tài chính để rút ngắn khoảng cách trên con đường tiến tới tự do tài chính nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Những bài viết liên quan

Back to top button