Kiến thức đầu tư ✅ (Đã xác minh)Tài chính cá nhân ✅ (Đã xác minh)

Tiêu sản là gì? Phân biệt tài sản và tiêu sản – Ví dụ thực tế 2023

Tiêu sản là gì? “Thiên biến vạn hoá” tiêu sản thành tài sản cực hay

Tài sản và tiêu sản là hai khái niệm rất dễ bị nhầm lẫn. Vậy thực sự tiêu sản là gì? Nó có thể biến thành tài sản được không?

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá sâu hơn về tiêu sản, làm rõ những vướng mắc bấy lâu của số đông cũng như làm sao để biến tiêu sản thành tài sản và quản lý nó một cách hiệu quả. Cùng Neufie.edu.vn bước vào hành trình khám phá ngay thôi!

Tiêu sản là gì?

Hiểu một cách đơn giản, tiêu sản là những món đồ mà trong quá trình sở hữu, nó sẽ lấy bớt tiền ra khỏi túi của chúng ta.

Ô tô cũng là một loại tiêu sản
Ô tô cũng là một loại tiêu sản

Ví dụ:

Bạn sở hữu một chiếc ô tô. Mỗi tháng, bạn phải đổi xăng cho nó, bỏ tiền ra đem đi bảo dưỡng định kỳ, mua thêm bảo hiểm, trả các loại phí khác,… Đến khi bán, bạn lại phải bán nó với giá thấp hơn lúc mua rất nhiều. Đó là chi phí khấu hao, nghĩa là trong quá trình bạn sở hữu chiếc ô tô đó, bạn chỉ bỏ ra thêm tiền chứ không thu lại được đồng nào. (Trong trường hợp bạn không sử dụng ô tô để cho thuê).

Tài sản và tiêu sản – khác nhau ở đâu?

Tiêu sản và tài sản là hai khái niệm đối lập trong lĩnh vực tài chính và quản lý tài sản cá nhân
Tiêu sản và tài sản là hai khái niệm đối lập trong lĩnh vực tài chính và quản lý tài sản cá nhân

Khái niệm về tiêu sản tôi đã đề cập ở trên. Vậy còn tài sản là gì?

Tài sản là những gì chúng ta sở hữu mà nó bỏ thêm tiền vào túi của chúng ta. Hay nói cách khác, đó là món đồ mà khi chúng ta sở hữu, nó có thể mang về nhiều tiền hơn so với mức chúng ta bỏ ra để nuôi nó.

Nếu bạn sở hữu một căn chung cư và cho thuê thì đó là tài sản
Nếu bạn sở hữu một căn chung cư và cho thuê thì đó là tài sản

Tiêu sản đáp ứng nhu cầu ngắn hạn và mang tính chất tiêu dùng. Tiêu sản gồm: quần áo, đồ gia dụng,… Không có mục đích đầu tư hoặc tích lũy giá trị như tài sản.

Tài sản mang lại giá trị kinh tế và có thể tạo ra lợi ích trong tương lai. Tài sản có thể được sử dụng để đầu tư, kiếm lãi, tạo thu nhập hoặc bảo vệ giá trị tài chính như: cổ phiếu, trái phiếu, ô tô, trang sức,…

Những đồ gia dụng là tiêu sản nhưng nó giúp cuộc sống hàng ngày của bạn trở nên dễ dàng hơn
Những đồ gia dụng là tiêu sản nhưng nó giúp cuộc sống hàng ngày của bạn trở nên dễ dàng hơn

Tiêu sản có thời gian sử dụng ngắn hơn so với tài sản. Thông thường, sau khi được sử dụng một thời gian, tiêu sản có thể trở nên cũ, không còn sử dụng được hoặc mất giá trị. Điều này phân biệt nó với tài sản, những đồ dùng có thể được sử dụng trong thời gian dài và thường có giá trị tài chính tăng lên theo thời gian.

Tóm lại, tiêu sản và tài sản có ý nghĩa và đặc điểm khác nhau. Tiêu sản là các chi tiêu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngay lập tức, trong khi tài sản là các nguồn tài nguyên có giá trị và có khả năng tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai.

Những nhầm lẫn nguy hiểm xoay quanh tiêu sản

Như đã hứa ở đầu bài viết, tôi sẽ giải đáp và làm rõ những vấn đề  xoay quanh tiêu sản, tài sản và chi phí mà đa số các bạn vẫn còn thắc mắc và hiểu sai.

1. Nhầm lẫn giữa chi tiêu, tiêu sản và tài sản

Chi tiêu là những khoản chi phí mà chúng ta phải chi trả cho việc sở hữu món đồ gì đó để đổi lại một giá trị nào đó khác trong cuộc sống của chúng ta.

Ví dụ: Khi vận hành một cái điều hoà, bạn phải trả các chi phí như: tiền điện, bảo trì, khấu hao khi bán lại. Cho nên, bản chất của cái điều hoà là một tiêu sản. Đổi lại, trong quá trình sử dụng, chúng ta có được sự mát mẻ, thoải mái. Nghĩa là trong trường hợp này, chúng ta đang đổi chi phí để lấy sự thoải mái. Cho nên, đây được gọi là chi phí/chi tiêu.

Điều hoà là một tiêu sản, về bản chất nó là chi tiêu
Điều hoà là một tiêu sản, về bản chất nó là chi tiêu

Chi tiêu là một tập con của tiêu sản, nhưng nó lại là nguyên nhân khiến rất nhiều người nhầm lẫn giữa tài sản và tiêu sản.

Rất nhiều người mua ô tô họ thường giải thích là: mua để đổi lấy sự tiện lợi, an toàn cho gia đình hay dùng để giao thiệp làm ăn, khiến họ kiếm được nhiều tiền hơn. Nghe thì có vẻ giống một dạng đầu tư, một dạng tài sản đấy. Tuy nhiên, trường hợp này cũng không khác gì mấy so với ví dụ về cái điều hoà.

Rất nhiều người mua ô tô phục vụ mục đích cá nhân nhưng cho rằng đó là một dạng đầu tư
Rất nhiều người mua ô tô phục vụ mục đích cá nhân nhưng cho rằng đó là một dạng đầu tư

Bởi vì lý giải theo kiểu đó thì chúng ta đang ngầm bảo rằng, việc sở hữu cái máy lạnh sẽ khiến môi trường làm việc của chúng ta thoải mái hơn, làm việc năng suất hơn, kiếm được nhiều tiền hơn. Nhưng tất cả những điều đó không làm cho những sự sở hữu này trở thành tài sản.

Bản chất vẫn là chúng ta gián tiếp sử dụng nó để đổi chi phí lấy một giá trị nào đó. Nghĩa là chúng ta vẫn đang tiêu tiền chứ không phải đang làm ra tiền.

Nếu cứ tránh hết để không chi tiêu vào tiêu sản thì chỉ có nước “ăn lông ở lỗ” như thời tiền sử
Nếu cứ tránh hết để không chi tiêu vào tiêu sản thì chỉ có nước “ăn lông ở lỗ” như thời tiền sử

Nó đến đây sẽ có nhiều ý kiến cho rằng: Vậy thì chúng ta không sở hữu tài sản gì sao, ví dụ như nồi cơm, quạt điện, quần áo chúng ta đang mặc? Cũng có thể. Tuy nhiên tiêu sản cũng có ích. Nếu cứ tránh hết để không chi tiêu vào tiêu sản thì chỉ có nước “ăn lông ở lỗ” như thời tiền sử thôi.

Vì tiêu sản đáp ứng những nhu cầu thường ngày của con người nên ý tôi muốn nói ở đây là, chúng ta phải ý thức được đâu là tài sản và đâu là tiêu sản. Bởi khi chúng ta gọi đúng tên của nó, chúng ta mới có phương pháp kiểm soát được nó để quản lý chi tiêu sao cho hợp lý nhất.

2. Cùng món đồ mà bạn sở hữu có thể là tài sản hoặc tiêu sản

Nếu bạn sở hữu ô tô và cho thuê lại thì đây là cách biến tiêu sản thành tài sản
Nếu bạn sở hữu ô tô và cho thuê lại thì đây là cách biến tiêu sản thành tài sản

Một món đồ mà bạn nắm giữ có thể là tài sản hoặc tiêu sản, hoặc có thể là cả hai, tuỳ vào cách bạn sở hữu và sử dụng nó.

Vẫn là ví dụ về chiếc ô tô. Ô tô là tài sản hay tiêu sản? Nếu bạn sử dụng nó cho mục đích cá nhân thì bất kể là bạn có dùng để phục vụ cho mục đích đi gặp đối tác hay gì đi nữa thì nó cũng chỉ là chi phí.

Nghĩa là về bản chất nó vẫn là tiêu sản. Còn nếu bạn cho thuê và hàng tháng bạn vẫn mang về lợi nhuận sau khi đã trừ đi hết các chi phí khấu hao thì lúc này nó lại trở thành tài sản.

Nên hay không việc mua tiêu sản?

Robert Toru Kiyosaki – cha đẻ của cuốn sách “Cha giàu, Cha nghèo” đã dạy: “Hãy mua một tiêu sản nếu như bạn đảm bảo rằng sẽ có loại tài sản khác trả tiền cho chúng”

Mặc dù tiêu sản có thể làm gia tăng các chi phí, nhưng chúng không thể thiếu trong cuộc sống. Đôi khi, tiêu sản cũng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống và công việc của chúng ta (ví dụ như chiếc ô tô hay cái điều hoà mà tôi đã đề cập ở trên, quần áo,…)

Một chiếc sofa êm ái là tiêu sản nhưng lại giúp bạn thoải mái và đáp ứng nhu cầu thư giãn của bạn mỗi ngày
Một chiếc sofa êm ái là tiêu sản nhưng lại giúp bạn thoải mái và đáp ứng nhu cầu thư giãn của bạn mỗi ngày

Nếu chỉ tập trung vào sở hữu tài sản mà không chi tiêu, bạn có thể tích lũy được nhiều tiền, nhưng sẽ không có nhà ở, xe cộ để đi lại, không thể cập nhật tin tức qua truyền hình, điện thoại, không có quần áo để mặc,… Trong trường hợp đó, cuộc sống có còn ý nghĩa nữa không?  Bởi vậy, thiết nghĩ, chỉ có “ăn lông ở lỗ” mới không tạo ra tiêu sản.

Bạn cần xác định rõ nhu cầu và giá trị thực sự trước khi quyết định nên mua tiêu sản hay không.

Bỏ tiền vay tín dụng để sở hữu xe sang, xế xịn, làm bóng bẩy vẻ ngoài giàu có nhưng nợ nần chồng chất thì tuyệt đối không nên
Bỏ tiền vay tín dụng để sở hữu xe sang, xế xịn, làm bóng bẩy vẻ ngoài giàu có nhưng nợ nần chồng chất thì tuyệt đối không nên

Ví dụ, những khoản nợ vay tín dụng được sử dụng để mua sắm và giải trí như: quần áo hiệu, điện thoại cao cấp, xe hơi sang trọng,… Chỉ để khoe mẽ và so sánh với bạn bè thì KHÔNG NÊN.

Tuy nhiên, nếu bạn mua tiêu sản để đáp ứng nhu cầu cá nhân hàng ngày, ví dụ như mua quần áo để mặc thì đó là một quyết định hợp lý, tuy nhiên bạn vẫn cần tiết chế để không trở thành “người nghèo chỉ toàn là chi phí” như Kiyosaki đã nói.

Chi tiêu vào tiêu sản như quần áo thì không đáng quan ngại nhưng cần biết tiết chế và cân nhắc kỹ càng
Chi tiêu vào tiêu sản như quần áo thì không đáng quan ngại nhưng cần biết tiết chế và cân nhắc kỹ càng

Dù không thể loại bỏ tiêu sản khỏi cuộc sống của chúng ta, nhưng cắt giảm nó là điều hoàn toàn có thể. Vậy làm thế nào để biết cách phân bổ, quản lý tài sản và tiêu sản hiệu quả? Hãy đọc tiếp phần dưới đây.

<RẤT HAY> Cách quản lý tài sản và tiêu sản ????

Tận hưởng cuộc sống là một trong những mục đích mà chúng ta kiếm tiền nếu cứ sống kham khổ tích lũy tài sản, làm lụng cực khổ thì chừng nào mới được hưởng?

Liệu có phải chúng ta đang làm nô lệ cho tiền bạc hay không? Vậy thì tôi sẽ chia sẻ cho bạn một vài cách để quản lý tài sản và tiêu sản để rút ngắn khoảng cách đến với con đường tận hưởng cuộc sống của các bạn.

1. Bắt đầu hành trình tự do tài chính càng sớm càng tốt

Trong lúc chúng ta còn trẻ, còn có sức khỏe, chúng ta có rất nhiều cách để trải nghiệm cuộc sống mà không tốn quá nhiều chi phí. Hãy để dành tiền đó để đầu tư vào tài sản, ví dụ như kinh doanh riêng.

Bạn có thể kinh doanh chỉ với số vốn ít với những mặt hàng kinh doanh siêu lợi nhuận như kinh doanh sen đá, rượu ngâm tuỳ vào vốn liếng mà bạn có. Không nhất thiết phải là thành lập công ty hay tập đoàn, miễn sao nó phù hợp với năng lực của các bạn mà mỗi ngày khi vận hành cái công việc kinh doanh đó, nó vẫn mang lợi nhuận về cho các bạn.

Cố gắng đạt tự do tài chính sớm nhất có thể
Cố gắng đạt tự do tài chính sớm nhất có thể

Hãy cố gắng để thu nhập luôn lớn hơn chi tiêu và giữ mức chi tiêu chỉ ở một ngưỡng an toàn nào đó. Rồi chuyển những phần dư để sở hữu càng nhiều tài sản càng tốt, cố gắng cắt giảm những tiêu sản không thực sự cần thiết.

Sau đó, chính những tài sản ấy sẽ lại làm tăng thêm thu nhập của bạn và cứ như thế theo một vòng lặp. Đây gọi là hiệu ứng cộng dồn và nó chính là một phương pháp ngắn nhất để giúp bạn đạt được tự do tài chính.

Đầu tư cổ phiếu hoặc quỹ mở là một cách hay để tăng thêm thu nhập
Đầu tư cổ phiếu hoặc quỹ mở là một cách hay để tăng thêm thu nhập

Bạn có thể đầu tư mua cổ phiếu hoặc đầu tư vào quỹ. Lúc này, về bản chất, thay vì bạn tự kinh doanh thì bạn nhờ người khác có năng lực giỏi hơn kinh doanh hộ, ở đây là các công ty. Họ sẽ dùng số tiền đó thay các bạn đi kinh doanh, đầu tư sau đó chia lại lợi nhuận, gọi là chi trả cổ tức hoặc chính cái giá trị tăng của cổ phiếu đó.

Tuy nhiên, bạn vẫn cần có năng lực và kiến thức để chọn mua được những cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng tốt, an toàn.

2. Phương pháp bắc cầu

Điều thứ hai mà tôi muốn chia sẻ ở đây cũng là phương pháp mà tôi hay áp dụng.

Ví dụ:

Tôi muốn có một chiếc ô tô để đi lại, nhưng thay vì mua nó để chịu đủ các loại chi phí, tôi sẽ thuê. Giả sử giá thuê là 20 triệu/tháng, tôi sẽ đặt mục tiêu làm cách nào đấy để tôi có thể sở hữu một tài sản mà bản thân cái tài sản đó sẽ tạo ra cho tôi 20 triệu. Sau đó, tôi sẽ dùng nó để chi trả cho phí thuê xe.

Cách mà tôi áp dụng phương pháp bắc cầu
Cách mà tôi áp dụng phương pháp bắc cầu

Giả sử chi phí mua xe chỉ mất 1 tỷ mà tài sản đó lại cần nhiều hơn 1 tỷ mới tạo ra được 20 triệu mỗi tháng; thì trong trường hợp đó, tôi sẽ mất thời gian lâu hơn một chút để có ô tô, nhưng bản thân nó sẽ luôn luôn là tài sản và tạo ra giá trị cho tôi. Nghĩa là bằng phương pháp bắc cầu, tôi vẫn có thể sở hữu ô tô một cách gián tiếp.

3. Công thức 10%

Trong những trường hợp hi hữu, khi mà tôi bắt buộc phải sở hữu một loại tiêu sản nào đó thì tôi sẽ cố gắng bám sát theo công thức 10% này.

Không tiêu quá 10% tổng thu nhập cho tiêu sản
Không tiêu quá 10% tổng thu nhập cho tiêu sản

Cụ thể, tôi sẽ chỉ sử dụng 10% tổng tài sản của bản thân. Ví dụ tôi có 1 tỷ thì tôi chỉ cho phép bản thân sở hữu tối đa 100 triệu là tiêu sản. Tất nhiên, đây chỉ là con số tối đa và tôi luôn cố gắng để tiêu sản nhỏ hơn mức này.

Lưu ý rằng đây là công thức mà tôi tự đặt ra cho bản thân mình chứ không phải theo một khuôn mẫu nào cả. Bạn có thể áp dụng hoặc thay đổi tùy theo nhu cầu của bạn sao cho hợp lý nhất.

Lời kết.

Như vậy, sau khi tìm hiểu về khái niệm tiêu sản là gì cùng các vấn đề xoay quanh, chúng ta đã nhận thấy rằng nó không chỉ đơn thuần là việc tiêu tiền mà còn mang trong mình tiềm năng biến đổi thành tài sản tuỳ vào cách bạn sử dụng nó.

Hãy bắt đầu hành trình của bạn để “thiên biến vạn hoá” tiêu sản thành tài sản, tạo nên cuộc sống tài chính hưng thịnh và đầy ý nghĩa!

5/5 - (53 bình chọn)

Hường Nguyễn

Chào mừng mọi người đến với khu vườn tài chính của Hường Nguyễn. Đây là nơi tôi dành trọn tâm huyết để ươm trồng 2 giống cây chủ yếu về tài chính là kinh doanh và đầu tư. Với niềm đam mê về tài chính và trải nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, tôi luôn cố gắng đưa ra những phân tích chính xác, cập nhật các xu hướng mới và chia sẻ những kinh nghiệm thực tế để giúp cộng đồng đầu tư và kinh doanh phát triển, đạt được sự thành công bền vững. Tại trang web của tôi, bạn sẽ tìm thấy những bài viết chất lượng, hướng dẫn chi tiết và các công cụ hữu ích để hỗ trợ việc đưa ra những quyết định thông minh trong việc quản lý tài chính cá nhân. Tôi hy vọng rằng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp bạn xây dựng cơ hội đầu tư tốt hơn và đạt đến mục tiêu tài chính của mình. Hãy cùng nhau khám phá và chia sẻ kiến thức về đầu tư, kinh doanh và quản lý tài chính để rút ngắn khoảng cách trên con đường tiến tới tự do tài chính nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Những bài viết liên quan

Back to top button