Trên thế giới không có nền văn hóa cao hay
thấp, chỉ có sự khác biệt giữa chúng. Để có thể hòa nhập và hợp tác tốt hơn để
kinh doanh thành công trong môi trường đa văn hóa, chúng ta cần tránh đánh giá
bất kỳ nền văn hóa nào.
Đây là lời khuyên của ông Benoit Bazoge, Giáo sư, Phó Hiệu
trưởng phụ trách quốc tế của Trường Quản lý, ĐH Quebec tại Montreal (ESG UQAM),
Canada dành cho các doanh nhân, học viên Việt Nam tại tọa đàm “Ảnh hưởng của sự
khác biệt văn hóa trong kinh doanh quốc tế” do Viện Đào tạo Quốc tế, Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân (ĐHKTQD) phối hợp với Trường Quản lý, Đại học Quebec tại
Montreal (ESG UQAM), Canada tổ chức vào chiều 31/5/2018.
Tọa đàm nằm trong khuôn khổ Chương trình Thạc sĩ Quốc tế IMD@NEU
của Viện Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 
Giáo sư Benoit Bazoge chia sẻ những nghiên cứu về “Ảnh hưởng của sự khác biệt
văn hóa trong kinh doanh quốc tế” đến các doanh nhân, học viên Việt Nam
Là người đã có kinh nghiệm giảng dạy và làm việc tại rất nhiều
các quốc gia khác nhau, ông Bazoge đã đưa ra hàng loạt các ví dụ về khác biệt
trong văn hóa, trong đời sống, trong kinh doanh, cũng như trong đàm phán giữa
châu Á và khu vực Bắc Mỹ, giữa Mỹ và Canada, thậm chí là giữa vùng nói tiếng
Pháp và vùng nói tiếng Anh tại Canada.
Để thích ứng tốt hơn với môi trường kinh doanh trong bối cảnh
toàn cầu hóa, ông Bazoge khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà quản lý và các
bạn trẻ tại Việt Nam nên tận dụng cơ hội để đi du lịch tới các quốc gia khác
nhau trên thế giới, trau dồi ngoại ngữ.
Ông cũng nhấn mạnh bài học rằng bất chấp sự khác biệt giữa các
nền văn hóa, mối quan hệ hợp tác trong kinh doanh cần được xây dựng dựa trên
những nguyên tắc có lợi cho cả hai bên và sự tôn trọng lẫn nhau.
Là Giáo sư, Phó Hiệu trưởng phụ trách quốc tế của Trường Quản
lý, ĐH Quebec tại Montreal (ESG UQAM), Canada, với nhiều năm kinh nghiệm giảng
dạy và nghiên cứu tại nhiều quốc gia khác nhau, ông Benoit Bazoge am hiểu sâu
sắc về văn hóa kinh doanh tại châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á. Ông là người sáng lập
và điều hành các chương trình của ESG UQAM tại châu Á, trong đó có chương trình
Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Cao cấp (Executive MBA), hợp tác với ĐH Kinh tế
Quốc dân.
Cũng tại sự kiện này, bà Phạm Hải Chung, chuyên gia nghiên cứu
về giao thoa văn hóa và truyền thông, cũng chia sẻ về sự thành công của các
thương hiệu nước ngoài ở thị trường Việt Nam và giải đáp câu hỏi tại sao các
thương hiệu này luôn trong tâm trí người tiêu dùng Việt; cũng như giải đáp câu
hỏi yếu tố văn hóa có tác động như thế nào đến sự xuất hiện và tồn tại các thương
hiệu đó trong tâm trí người Việt.
Bà Phạm Hải Chung là chuyên gia trong lĩnh vực giao thoa văn hóa
và truyền thông. Bà đã từng làm việc và hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế,
trong đó có ActionAid, SIDA… Hiện bà Chung đang là giảng viên tại Học viên Báo
chí và Tuyên truyền; Trưởng ban Internet và Truyền thông, Chương trình Nghiên
cứu Internet và Xã hội tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn – Đại học Quốc
gia Hà Nội. Link download slide trình bày của 2 diễn giả: http://bit.ly/2JdcFPs
- Báo Tuổi trẻ Thủ đô
Số lượt đọc:
173
-
Cập nhật lần cuối:
05/06/2018 06:45:35 PM Lễ tốt nghiệp khóa 10 - Chương trình Cử nhân Quốc tế IBD ngành Quản trị Kinh doanh Ấn tượng mùa Orientation Week 2018 Lễ khai giảng Chương trình Cử nhân IBD@NEU khóa 14 và Chương trình Cử nhân Khởi nghiệp & Phát triển kinh doanh BBAE@NEU khóa 1 Lễ tốt nghiệp khóa 10 - Chương trình Cử nhân Quốc tế ngành Ngân hàng Tài chính Tân sinh viên Chương trình CN Khởi nghiệp & Phát triển Kinh doanh: Khởi động - Sẵn sàng - Xuất phát cùng B-BAE Start-up Week Chuyển đổi sang thế giới số: Yêu cầu cấp thiết trong quản trị doanh nghiệp thời 4.0 Đại học Kinh tế Quốc dân mở ngành học mới về khởi nghiệp và phát triển kinh doanh |